Du lịch quốc tế  Châu Á  Thái Lan

Sắc thái văn hóa dân tộc Lanna tại Chiang Mai, TháI Lan

15:39 | 20/07/2023
Chiang Mai - "đóa hồng phương Bắc" của đất nước Thái Lan mang nhiều nét đặc trưng về sắc thái văn hóa dân tộc Lanna vẫn còn tồn tại đến ngày nay, bao gồm những nghi lễ, những linh vật, hay truyền thuyết thời xa xưa vẫn còn lưu truyền.

Lanna (tên đầy đủ: "Lan Na Thai", ล้านนา) là tên một vương quốc cổ từng tồn tại từ cuối thế kỷ 13 đến gần cuối thế kỷ 18 ở miền núi phía Bắc của Thái Lan hiện nay. "Lan" (ล้าน, lán) có nghĩa là "triệu", còn Na (นา, nà) có nghĩa là "nương lúa", vậy "Lanna" có nghĩa là "Vương quốc triệu nương lúa". Chủ nhân của nó là người Thái Yuan. Đây cũng là chủ nhân của các nhà nước trước Lanna, đó là Ngoenyang (thế kỷ 7-13) và Yonok (trước thế kỷ 7). Nguyên sử gọi là Bát Bách Tức Phụ. Là một sự tiếp nối của vương quốc Ngoangyang, Lanna đã nổi lên đủ mạnh trong thế kỷ 15 để cạnh tranh với vương quốc Ayutthaya, cùng với nhiều cuộc chiến tranh đã đi qua trong lịch sử.

Lanna được thành lập vào năm 1292, khi vua Mengrai - vị vua cuối cùng của Ngoenyang - dời đô từ Ngoanyang (thành phố Chiang Saen ngày nay) về Chiang Hai (thành phố Chiang Rai ngày nay) để mở rộng sự kiểm soát của mình từ lưu vực sông Ping sang cả lưu vực sông Kok. Lãnh thổ của Lanna dưới thời vua Mengrai đã có lúc bao trùm khắp một miền rộng lớn ở miền Bắc Thái Lan hiện nay (trừ một số nơi thuộc về Payao và Sukhothai), ở miền cực Đông của bang Shan Myanma ngày nay, và ở phía Nam của Sipsongpanna (huyện Cảnh Hồng Vân Nam Trung Quốc) ngày nay. Chiang Mai được vua Mengrai xây dựng vào năm 1296 làm kinh đô lâu dài cho đất nước.

sac thai van hoa lanna tai chiangmai 1

Sau khi vua Mengrai qua đời năm 1317, đất nước này rơi vào tranh chấp ngai vàng trong hoàng tộc một thời gian rồi trở lại ổn định vào khoảng cuối thế kỷ 14. Từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 16, dưới thời các vua Ku Na, Saen Muang Ma, Sam Fan Kaen, Tilokarat, và Phaya Kaeo là thời kỳ Lanna phát triển hưng thịnh. Tôn giáo, văn học và buôn bán phồn thịnh ở kinh đô Chiang Mai. Những nhà sư người Mon từ Hariphunchai đã truyền bá đạo Phật Theravada rộng khắp Lanna. Vua Ku Na đã cho xây một tháp lớn trên đỉnh Doi Suthep vào năm 1386 để cúng Phật.

Cuối thế kỷ 14 đến giữa thế kỷ 15, Lan Na có vài cuộc chiến tranh với Ayutthaya từ phía Nam và nhà Minh từ phía Bắc.

Dưới thời vua Tilokaraj (giữa đến cuối thế kỷ 15), Lanna rất hùng mạnh, đánh bại cuộc tấn công của Ayutthaya, xâm lược Payao. Năm 1449, nhà vua đã mở những cuộc viễn chinh để mở rộng lãnh thổ cho Lanna sang phía Đông, tới vùng thành phố Nan ngày nay. Để tạ ơn Phật về thắng lợi ở phía Đông, nhà vua đã cho đúc một tượng Phật bằng vàng nặng tới 1.200 kg. Tượng này nay vẫn còn ở chùa Wat Suan Tarn ở thành phố Nan. Năm 1480, Tilokaraj đã phái quân tới Lan Xang để giúp nước này đánh trả quân Đại Việt xâm lược. Nhà vua cũng mở rộng lãnh thổ của Lanna hơn nữa về phía Tây nơi có người Shan cư trú. Tilokaraj rất sùng bái đạo Phật. Ông đã cho xây nhiều chùa chiền trong đất nước, nhất là ở kinh đô (thành phố Chiang Mai nay).

sac thai van hoa lanna tai chiangmai 2

Sau thời Tilokaraj, Lanna lại rơi vào tranh chấp ngôi báu và xung đột với các nước láng giềng là Ayutthaya và Lan Xang. Những điều này khiến Lan Na suy yếu. Giữa thế kỷ 16, vua của người Shan và cũng là hậu duệ của vua Mangrai là Meguti trở thành vua của Lanna. Nhưng sau đó, nước của người Shan bị Taungoo (Myanma) của vua Bayinnaung khuất phục. Lanna trở thành thuộc địa của Taungoo, và vua Meguti chỉ là vị vua bù nhìn. Các thành viên của hoàng tộc và quan lại cao cấp của Taungoo được cử tới Chiang Mai để cai trị Lanna trên thực tế. Tình trạng này kéo dài suốt 2 thế kỷ tiếp theo. Đến năm 1774, Phraya Cha Ban và Phraya Kawila với sự hậu thuẫn của vua Taksin đã chiếm được Lanna từ tay người Miến Điện. Tuy nhiên Lanna lại trở thành chư hầu của Thonburi.

Đến đầu thế kỷ 20, Xiêm chính thức sáp nhập Lan Na vào lãnh thổ của mình.

Như một lẽ tất nhiên khi một đất nước chiếm một đất nước khác, đồng hóa từng xảy ra ở Lanna. Chính quyền Thái từng ra lệnh cấm nói ngôn ngữ Lanna, đốt hết thư viện về Lanna, và xóa hết vết tích Lanna trong sách sử. Điều kỳ diệu là lượng khách du lịch đông đảo đổ về Chiang Mai là động lực nhất để Thái Lan phục hồi lại nền văn hóa nhiều màu sắc và khác biệt ở miền đất này.

Những di sản văn hóa từ thời xưa để lại

 
Những di sản văn hóa từ thời xưa để lại
Những di sản văn hóa từ thời xưa để lại

Nhà ở với kiến trúc truyền thống của người Lanna được gọi là Ruen Ka-lae. Nó là loại nhà sàn mái tam giác giống như nhà của nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á. Điểm khác biệt là đầu hồi và cuối mái nhà thường có những thứ bằng gỗ chạm khắc bằng tay hình chữ V gọi là Ka Lae. Nhà của người giàu thường làm bằng gỗ teak trong khi nhà của người thường chỉ làm bằng tranh tre. Ngày nay, Ka Lae được trang trí trên mái của rất nhiều công trình kiến trúc hiện đại ở Chiang Mai, từ sân bay, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, cho đến bến xe bus.

Người Lanna thờ thần và tổ tiên. Đạo Phật Therevada với các kinh Phật bằng tiếng Pali được các nhà sư người Môn ở Hariphunchai truyền bá tới Lanna. Vua Ku Na, vua Tilokarat đã biến đạo Phật thành quốc đạo và thay thế dần các sư người Môn bằng sư người Lanna. Vào khoảng thế kỷ 15-16, đạo Phật Therevada gốc như ở Sri Lanka đã được địa phương hóa thành hai phái với trung tâm là Wat Suan Dok và Wat Padaeng. Hai phái này sau đó đã lan rộng khắp vùng thượng nguồn sông Mê Kông tới Chiang Saen, Chiang Rung và Chiang Tung.

sac thai van hoa lanna tai chiangmai 4

Các lễ hội tôn giáo ở Chiang Mai thường xuyên diễn ra với sự nhộn nhịp của người người tham gia, và sự sặc sỡ của đa sắc màu. Vào mùa lễ hội, ban nhạc “Piphat” chơi những giai điệu truyền thống, còn những người hâm mộ thì biểu diễn những điệu múa của người Lanna trong bộ lễ phục đầy sắc màu kì quặc.

Songkran, lễ hội té nước mừng năm mới của người dân Thái Lan cũng bắt nguồn từ phía Bắc, và được tổ chức hoành tráng, rộng rãi ở Chiang Mai.

Lễ hội Suep Jata Muang

Du lịch Chiang Mai, du khách có thể bắt gặp ánh mắt của người Lanna cũ ở Anusawari Singh, chỉ cần vượt ra khỏi Hwy 11 về phía Bắc của thành phố, nơi mà vua Chao Kavila cho xây dựng hai con sư tử bằng trát vữa trên hòn đảo nhân tạo nhằm mục đích đánh đuổi quân xâm lược Miến Điện.

Lễ hội Suep Jata Muang
Lễ hội Suep Jata Muang

Những con sư tử là tiêu điểm chính của dịp lễ kỷ niệm náo nhiệt, như là một phần của lễ Suep Jata Muang, được diễn ra vào tháng 6 hàng năm, khi những người dân lâu đời ở Chiang Mai cùng nhau nhảy múa và cúng dường cho những linh hồn đang bảo hộ cho vùng đất này.

Đức vua Chao Kavila cũng được người dân tỏ lòng nhớ ơn khi đã có công xây dựng những con voi giám hộ bằng vữa ở Đài kỷ niệm thần Voi ở trạm xe bus đường Th Chotana (Th Chang Pheuak).

Lễ hội Pu Sae Ya Sae

Những nguồn gốc về linh vật của vương quốc Lanna thậm chí còn được thể hiện rõ ràng hơn tại lễ hội Pu Sae Ya Sae, diễn ra trong vòng 10 ngày ở Mae Hia, thành phố Chiang Mai, ở cánh rừng nằm dưới chân chùa Dơi Wat Phra That Doi Kham, sau khi lễ hội Suep Jata Muang vừa kết thúc.

Lễ hội Pu Sae Ya Sae
Lễ hội Pu Sae Ya Sae

Theo truyền thuyết, núi Doi Kham từng là địa bàn của hai gã khổng lồ độc ác có tên là Pu Sae và Ya Sae, nhưng Đức Phật khổng lồ cũng đã hiện ra và thuần hóa và thuyết phục họ theo đuổi Phật giáo và bảo vệ người dân Mae Hia.

Để cầu xin phúc lành từ người khổng lồ, người ta sẽ lột da một con trâu mộng, các pháp sư, những người đại diện cho linh hồn Pusae, sẽ làm lễ hiến tế thần.

Vùng đất Chiang Mai xinh đẹp hiện nay vẫn còn lưu giữ sắc thái văn hóa dân tộc Lanna hẳn sẽ là một dấu ấn thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới tìm về khám phá.

Có thể bạn quan tâm
“Phố đèn đỏ” của dân gay ở Chiang- mai Thái Lan

“Phố đèn đỏ” của dân gay ở Chiang- mai Thái Lan

Chiang Mai là thành phố có nhiều gay tập trung. Ở đây, những người thuộc giới thứ 3 này sống thoải ...
Một ngày trải nghiệm ở Công viên Voi Thái Lan

Một ngày trải nghiệm ở Công viên Voi Thái Lan

Công viên Voi được thành lập ở miền Bắc Thái Lan, vừa là một trung tâm cứu hộ và một khu ...
Hòa mình vô lễ hội Bo Sang Umbrella Fair của Thái Lan

Hòa mình vô lễ hội Bo Sang Umbrella Fair của Thái Lan

Thái Lan – một quốc gia không chỉ sở hữu những bãi biển tuyệt đẹp, những hòn đảo được mệnh danh ...
Ngôi làng cổ dài độc đáo ở Chiang Mai- Thái Lan

Ngôi làng cổ dài độc đáo ở Chiang Mai- Thái Lan

Ngôi làng cổ dài (Long Neck Village) nằm trong khu vực Vườn quốc gia Chiang Mai, cách trung tâm TP Chiang ...
Đến Chiang Mai tìm hiểu lễ hội hoa đăng

Đến Chiang Mai tìm hiểu lễ hội hoa đăng

Du lịch Chiang Mai vào tháng 11, bạn có dịp được chiêm ngưỡng một trong những cảnh tượng đẹp nhất thế ...
Khám phá 7 khu chợ ẩm thực quyến rũ ở Chiang Mai, Thái Lan

Khám phá 7 khu chợ ẩm thực quyến rũ ở Chiang Mai, Thái Lan

Chiang Mai của đất nước Thái Lan níu chân du khách không chỉ bởi những phong cảnh đẹp đến nao lòng, ...
Trải nghiệm 6 ngày du lịch thải độc ở Thái Lan

Trải nghiệm 6 ngày du lịch thải độc ở Thái Lan

Hình thức du lịch kết hợp các liệu pháp thải độc (detox), giảm cân ngày càng phổ biến ở Thái Lan ...
Đánh giá bài viết
0
Số người đánh giá: 0
Rất hay
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Những trường có dấu * là trường bắt buộc phải nhập thông tin
Bạn đọc nhận xét (0)

Các tin khác

Tục cướp vợ của người Thái Lan

Tục cướp vợ của người Thái Lan

Cũng giống như dân tộc H’Mông ở Việt Nam, phong tục cướp vợ của người Thái Lan là một nghi thức độc đáo của các cặp đôi để được bố mẹ ...
20/07/2023
Check-in với chiếc bánh mì phô mai Hokkaido ở Thái Lan

Check-in với chiếc bánh mì phô mai Hokkaido ở Thái Lan

Thiên đường ẩm thực Thái Lan chưa bao giờ khiến khách du lịch thập phương thất vọng bởi những món ăn vừa ngon, vừa sáng tạo. Vẫn là những lát bánh ...
20/07/2023
Cafe Nitro - xu hướng cafe mới được ưa chuộng ở Thái Lan

Cafe Nitro - xu hướng cafe mới được ưa chuộng ở Thái Lan

Từ lâu, cafe là loại thức uống được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng, thậm chí là "nghiện" mỗi ngày. Đặc biệt, cũng là cafe nhưng khẩu vị và xu hướng yêu ...
20/07/2023
Nghi lễ bái sư Wai Kru của võ thuật Muay Thái

Nghi lễ bái sư Wai Kru của võ thuật Muay Thái

Nghi lễ bái sư Wai Kru quốc tế lần thứ 11 thu hút 12.000 đấu sĩ đến từ 67 nước, cùng hàng nghìn du khách yêu môn võ cổ truyền Thái ...
20/07/2023
Độc đáo lễ hội hoa đăng ở Nakhon Phanom

Độc đáo lễ hội hoa đăng ở Nakhon Phanom

Nakhon Phanom xa xôi hẻo lánh miền Đông Bắc Thái Lan được nhiều người Việt biết, vì Hồ Chủ tịch từng sống, hoạt động ở đó. Đã có tour đưa khách ...
20/07/2023
Vì sao Thái Lan hút khách du lịch?

Vì sao Thái Lan hút khách du lịch?

Thái Lan là một trong những quốc gia mạnh về du lịch. Tỷ lệ khách nước ngoài quay trở lại đất nước này rất cao, thường là hơn 50%. Chúng ta ...
20/07/2023
Phuket mở trung tâm đảm bảo an toàn cho du khách

Phuket mở trung tâm đảm bảo an toàn cho du khách

Các trung tâm dịch vụ cho du khách sẽ có mặt ở hầu hết bãi biển nổi tiếng tại 3 quận của Phuket nhằm tăng cường an toàn và an ninh ...
20/07/2023
Tìm hiểu về nghệ thuật xăm mình của Thái Lan

Tìm hiểu về nghệ thuật xăm mình của Thái Lan

Ở Thái Lan, xăm mình được gọi là sak yant. Các tay xã hội đen xăm để bảo vệ mình, các cô gái trẻ xăm những biểu tượng tình yêu, người ...
20/07/2023
17 món ăn ở chợ Chatuchak cho du khách

17 món ăn ở chợ Chatuchak cho du khách "thỏa mãn bao tử" của mình

Chatuchak là khu chợ họp vào 2 ngày cuối tuần tại Bangkok, Thái Lan. Nơi đây được xem như là chợ trời lớn nhất thế giới, với hơn 15.000 quầy hàng ...
20/07/2023
Tục cưới xin của người Thái Lan

Tục cưới xin của người Thái Lan

Với nền tín ngưỡng tôn giáo sâu sắc, tất cả những hoạt động của người dân Thái Lan đều mang màu sắc tôn giáo đặc trưng. Hãy cùng Viet Viet Tourism ...
20/07/2023
Thử qua 3 loại kem

Thử qua 3 loại kem "siêu dị" ở Thái Lan

Kem là món ăn vặt ngon miệng và được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Đặc biệt, càng ngày càng xuất hiện nhiều loại kem khác nhau với những hương vị đa ...
20/07/2023
Điểm tên 13 món ăn đặc sản của Phuket, Thái Lan

Điểm tên 13 món ăn đặc sản của Phuket, Thái Lan

Phuket ở "xứ sở Chùa Vàng" nổi tiếng với những bãi biển đẹp, những bãi tắm với cát trắng, nắng vàng và là nơi thu hút đông đảo sự quan tâm ...
20/07/2023
Độc đáo chiếc mặt nạ Khon - Thái Lan

Độc đáo chiếc mặt nạ Khon - Thái Lan

Đối với người dân Thái Lan, những vở kịch dựa trên các điệu nhảy, múa đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa, nghệ thuật, tinh thần. ...
20/07/2023
Tan - Yu tofu, món đậu hũ cực lung linh ở Thái Lan

Tan - Yu tofu, món đậu hũ cực lung linh ở Thái Lan

Thái Lan có ngành du lịch vô cùng phát triển. Nơi đây thu hút rất nhiều du khách đến mua sắm quần áo rẻ đẹp, nhưng cũng có nhiều người tìm ...
20/07/2023
Taowting - món mì lạnh ăn vào là

Taowting - món mì lạnh ăn vào là "tê tái cõi lòng" ở Thái Lan

Mì là món quen ăn quen thuộc của mọi quốc gia. Thông thường, quen vị nhất là những tô mì nóng hổi, vừa ăn vừa hít hà. Nhưng bên cạnh đó, ...
20/07/2023
Ấn tượng với vũ điệu truyền thống Thái Lan

Ấn tượng với vũ điệu truyền thống Thái Lan

Những cô gái Thái trong trang phục truyền thống xinh đẹp, yêu kiều với những vũ điệu truyền thống là những hình ảnh ấn tượng, ghi dấu ấn trong lòng rất ...
20/07/2023